Thành công vang dội của dự án in 3D trong việc dạy và học đã thực sự khiến ban lãnh đạo trường tiểu học Kailua (tọa lạc trên hòn đảo Oahu, Hawaii) có cái nhìn nghiêm túc hơn vào tương lai tươi sáng của công nghệ. Bằng chứng là ngày càng nhiều em thích thú trau dồi kiến thức tạo nên môi trường học in 3D năng động sáng tạo.

Mặc dù chỉ mới tiếp xúc với in 3D, thầy Greg Kent – Điều Phối Viên Công Nghệ trường tiểu học Kailua thừa nhận khó mà truyền đạt hiệu quả nếu thiếu quá trình sản xuất bồi tụ. Chính ngày in 3D “cập bến” và trở thành một phần không thể thiếu tại trường Kailua, thầy Greg Kent đã nảy ra ý tưởng để lại cho trường một quyển giáo trình ý nghĩa. Thêm vào đó dự án in 3D của thầy còn nhận được sự đồng thuận to lớn từ cấp học mẫu giáo cho tới lớp 6 và cả thầy cô trong trường.

Chỉ cần quan sát máy in Ultimaker tạo mẫu cũng làm say đắm nhiều con tim

18 năm gắn bó với Khoa Giáo Dục trường Hawaii, thầy Greg hiểu tường tận cách sử dụng công nghệ để giúp các em thi đua học tập ra sao. Nhờ vậy kiến tạo cho các em sân chơi công nghệ in 3D thú vị dựa trên 3 nguồn cảm hứng chính là lego, mã hóa và người máy học. Chính những nền tảng này cũng là bước đệm quan trọng đưa dự án in 3D của thầy cô trường Kailua thành sự thật.

“Dù có quy định lớp học có ngặt nghèo cỡ nào, các em vẫn cực kỳ tuân thủ để tiếp thu con chữ cho mình. Thấy được tấm lòng hiếu học của các em mà thầy cô lại càng phải đĩnh đạc hơn.”

Dù mới chỉ ứng dụng in 3D chưa tới một năm, thầy Greg rất vui vì nhiều thầy cô hiểu và sẵn lòng chung tay hiện thực hóa giấc mơ in 3D tới từng lớp của thầy.

Công nghệ in 3D Ultimaker

Máy in 3D đang tạo hình logo “Chăm làm lụng” của Cristiana Felgueiras

Về phía nhà trường, không những nhiệt liệt tán dương sáng kiến của thầy Greg, ban lãnh đạo còn sẵn sàng giúp thầy nghiên cứu tận dụng hết công năng của máy. Thầy Greg nói: “Tôi sẽ không được như bây giờ nếu không có người thầy hiệu trưởng ân cần và năng nổ James Rippard sát cánh. Bởi vậy mà mỗi khi gặp khó khăn hay đơn giản muốn đề xuất một ý tưởng, tôi luôn tìm đến thầy.”

Bộ sưu tập Ultimaker của trường

Khi được hỏi lý do gắn bó với Ultimaker, thầy Greg khẳng định chính cộng đồng trực tuyến sôi động cùng chương trình đào tạo cho giáo viên Ultimaker Pioneer là hai lý do níu chân thầy. Hơn thế nữa, máy Ultimaker thực sự đã thuyết phục được thầy ứng dụng vào chính ngôi trường của mình nhờ tính ổn định của nó.

Công nghệ in 3D Ultimaker
Mẫu máy Ultimaker 2+ và Ultimaker 2 Extended+


Tính đến nay, dù đã kịp sở hữu hai máy Ultimaker 2+ và Ultimaker 2 Extended+, ban lãnh đạo trường Kailua vẫn ấp ủ mở rộng bộ sưu tập để đưa dự án ngày càng phát triển. Ngày càng chiếm được lòng tin của thầy cô các khoa, máy in lại càng phải đáp ứng được tiêu chí khả dụng và dễ bảo trì.

“Máy Ultimaker cứ bền bỉ như vậy cả ngày lẫn đêm”

Hết lần này đến lần khác, máy in 3D Ultimaker đều giúp thầy cô hoàn thành dự án đúng hạn. Hơn nữa, nhà trường còn gặt về chữ tín khi mở rộng hợp tác với nhiều trường trong khu vực. Thầy Greg tự hào kể: “Trường tổ chức nhiều đợt tập huấn cho giáo viên và nhiều dự án phổ cập in 3D đa dạng theo từng khối lớp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không ngừng mở rộng hợp tác với các trường trong khu vực và trên cả tiểu bang Hawaii.”

Công nghệ in 3D Ultimaker

Máy in 3D đang tạo hình thiết kế của một em học sinh

Công nghệ in 3D Ultimaker
Mô hình ngôi sao sắp hoàn thiện


Là thành viên tích cực của chương trình Ultimaker Pioneer, thầy Greg thừa nhận chính nguồn kiến thức quý giá trong diễn đàn là hành trang vững chắc giúp thầy hoàn thành tâm nguyện cống hiến cho trường một cuốn giáo trình hay.

“Tôi tâm nguyện cùng các thầy cô khác tổng hợp nhiều mảng kiến thức rải suốt chiều dài một năm học, từ đó chia ra nhiều bài nhỏ dạy trong 1 hay 3 tháng. Vận dụng kiến thức học được, các em sẽ biết chọn thiết bị phù hợp với dạng bài khi bước vào không gian thực làm (makerspace) với hàng tấn dụng cụ”.

Mở ra cánh cửa sáng tạo và làm việc chung

Thử thách “địa cầu” là một trong những chương trình in 3D đầu tiên thầy Greg thầy tổ chức ở trường Kailua. Học sinh tham gia phải thiết kế từng phần nhỏ trước, sau đó mới ghép lại thành địa cầu hoàn chỉnh.

Thành phẩm vòng tay in 3D của một em học sinh

Mặc dù có vấp phải chút khó khăn ban đầu, các em không những không nản chí mà còn tụ tập theo nhóm, tìm ý tưởng trên mạng, góp ý và động viên lẫn nhau. Đó mới chính là khoảnh khắc vui sướng mà thầy Greg trân trọng ở học sinh của mình.

“Tôi muốn tạo ra một môi trường học tập đầy đủ trang thiết bị, có như vậy các em mới yên tâm học tập tốt.”

Với những em có niềm đam mê đặc biệt với công nghệ, thử thách “địa cầu” lại càng là bước đệm quan trọng đặt nền móng cho các em bước chân vào thế giới thiết kế và in 3D. Nói như vậy là để thấy rõ việc kích thích trí tò mò trong mỗi em quan trọng như thế nào với mỗi người làm nghề giáo.

Công nghệ in 3D Ultimaker
Một mô hình Ultimaker tiến đến công đoạn hoàn thiện


Hiểu rằng ứng dụng thiết kế lặp hợp nhất để nhận phản hồi thật là căn nguyên của sự tiến bộ, ban lãnh đạo trường đã chọn in 3D để các em dễ dàng tiếp cận hai yếu tố trên. Giáo viên cần khuyến khích các em tự tạo lại mẫu đã học rồi nhận xét giúp đỡ nhau hoàn thiện. Sau khi các em hoàn thành dự án, giáo viên sẽ vấn đáp với từng em và nghe cách các em góp ý cho bạn để chắc rằng học sinh có hiểu bài. Đó mới là cách dạy và học của tương lai.

Chung niềm đam mê in 3D? Hãy san sẻ nhiều hơn!

Ban lãnh đạo trường tiểu học Kailua rất tinh tế khi nhắm vào sở thích để cải thiện tương tác giữa học sinh. Lấy kĩ năng in 3D làm ví dụ, chỉ khi các em đủ tự tin về trình độ của mình, chúng sẽ tự tìm đến nhau và san sẻ kinh nghiệm. Do vậy từ ngày có máy in 3D Ultimaker, trong trường không chỉ dấy lên làn sóng học in 3D mà trong đó còn là làn sóng giao lưu, kết bạn mới. Từ đó, phong trào học tập của các em sẽ dần nhân rộng trong cộng đồng và thậm chí sang các trường khác cũng bước chân vào ngành in 3D.

Công nghệ in 3D Ultimaker
Thành quả bảng tên học sinh nhờ máy Ultimaker 2+


Thầy Greg nhắn nhủ các thầy cô giáo bằng mọi cách phải kết nối các em lại bởi “tư duy thiết kế chính là chiếc chìa khóa của quá trình in 3D”. Chỉ có làm việc trên tinh thần đoàn kết cao, quá trình hoàn thiện mẫu thiết kế, tạo mẫu và in thử mới đạt kết quả khả quan. Qua đó, dù chướng ngại có lớn tới đâu, mỗi em sẽ tự ngộ ra câu nói “thất bại là mẹ thành công”.

“Những lời bảo ban hăng say học tập và giúp đỡ nhau tiến bộ của thầy cô đã dạy cho các em không sợ vấp ngã và gặt về những mẩu kinh nghiệm thực tiễn quý giá.”

Thầy hi vọng nhờ vào bước đệm nhà trường đã kiến tạo, các trò sẽ không ngừng sáng tạo, nghĩ lớn làm lớn để gặt về cho mình những kĩ năng thiết yếu là hành trang bước vào cuộc đời.

Nhấp vào đường dẫn dưới để tìm hiểu thêm nhiều mẩu chuyện in 3D thú vị bạn nhé!

Ứng dụng in 3D trong trường cấp I.

5/5 - (1 bình chọn)