Không chỉ tạo ra vật thể nguyên khối, thế giới in 3D của Ultimaker cũng cho phép người dùng sản xuất những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Nhờ đó, sinh viên trường đại học Ứng Dụng Inholland đã lắp ráp và phóng thử thành công hai tên lửa phục vụ cho môn công nghệ hàng không của họ – Môn học đòi hỏi tính toán kỹ lưỡng từ khí động học, trọng lượng hay công năng để đưa tên lửa lên bầu trời. Nhờ xác định được hướng đi đúng đắn, sinh viên hàng không trường Inholland giờ đây đã có thể đưa vào sản xuất tên lửa nguyên chiếc nhờ máy in 3D.

Nhờ kết hợp trên tay mẫu in tên lửa 3D vào những phần lý thuyết “khô khan”, việc dạy và học môn công nghệ hàng không tại trường đại học Ứng Dụng Inholland trơn tru hơn bao giờ hết nhờ tầm “nhìn xa trông rộng” từ phía nhà trường.

Bên cạnh khí động học, trọng lượng từng mảnh nhỏ cũng là yếu tố đáng lưu tâm khi chế tạo tên lửa. So với phương pháp chế tạo thủ công truyền thống, in 3D còn cung cấp cho người dùng tính năng tùy chỉnh thông số thiết kế cực kỳ nhanh gọn. Phiền toái chỉ vì một phần nhỏ mà phải làm tay lại từ đầu? Chọn Ultimaker, tùy chỉnh thông số và in mẫu mới dễ như ăn bánh!

in 3D của Ultimaker

Thành phẩm một mẩu nhỏ tên lửa trong máy in của Ultimaker

in 3D của Ultimaker

Dễ dàng tinh chỉnh thông số mô hình nhờ in 3D

Khoảnh khắc hai tên lửa cao 8 feet, cấu tạo từ sợi cacbon và linh kiện in 3D cất cánh chính là tiền đề để nhóm sinh viên trường Inholland đưa vào sản xuất tên lửa nguyên chiếc dựa trên công nghệ in 3D.

“Lấy in 3D làm ví dụ, bước chuyển mình này của công nghệ rõ ràng mang lại nhiều giá trị trong học tập cho sinh viên trường chúng tôi, đặc biệt là các em sinh viên năm nhất. Thấy được như thế, các cơ sở giáo dục nói chung phải hết sức tạo điều kiện cho các em tiếp cận những thành tựu khoa học mới nhất để các em hiểu rằng luôn có một con đường thứ hai nhanh hơn.”

Giảng viên khoa công nghệ hàng không trường Inholland, thầy Martin Kampinga góp ý rằng trường đại học nào cũng nên chủ động giới thiệu và ứng dụng in 3D vào chương trình học ngay hôm nay, bởi chắc chắn khi lứa sinh viên 4 năm sau tiến bước vào thị trường lao động thì công nghệ in 3D sẽ còn tiến bộ hơn nhiều. Dưới đây là bài giảng mẫu để giới thiệu công nghệ in 3D vào chính trường đại học của mình. Giảng viên có thể tải tệp đính kèm STL này về máy tại trang YouMagine.

Download bài giảng mẫu.

in 3D của Ultimaker

Mẫu thiết kế 3D một phần tên lửa

in 3D của Ultimaker

Gắn chóp lên phần thân tên lửa nguyên chiếc

Dự án tên lửa của nhóm học sinh trường Inholland là một trong rất nhiều ví dụ áp dụng công nghệ in 3D vào giảng dạy các bậc học như đại học, trung học và cả tiểu học. Hãy tìm hiểu thêm về cách ứng dụng in 3D vào giáo dục bậc đại học ở đây bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)