Trường đại học Clemson là mái ấm của một người “nghệ sĩ thầm lặng”, thầy cống hiến cho trường những ý tưởng cực kỳ thực tiễn. Chính những đóng góp ấy đã làm thay đổi ban lãnh đạo trường đưa vào giảng dạy khóa học về in 3D.

Thạc sĩ Hoạt Hình, Giáo sư Insun Kwon hiện giảng dạy nhiều lứa học sinh, cử nhân và cả những tiến sĩ tương lai tại trường đại học Clemson. Nhờ thấm nhuần niềm đam mê hội họa không gian từ nhỏ, thầy Insun mới có thể trình làng những mẫu thiết kế đẹp phải kể đến như Kẻ Săn Mồi tại hội thảo Construct3D vừa qua.

in 3D Ultimaker
Mô hình Kẻ Săn Mồi của thầy Insun


in 3D Ultimaker
Một góc nhìn cận cảnh Kẻ Săn Mồi


Dù giữ lửa đam mê với điêu khắc trong suốt 10 năm, giáo sư Kwon đã chuyển hướng nghiên cứu tạo hình kỹ thuật số ngay khi chuyển đến định cư Mỹ. Tuy vậy, thầy thấy rõ mối tương quan giữa chúng và mong mỏi truyền đạt tới các em sinh viên.

“Tôi còn nhớ như in khoảnh khắc vui sướng khi cầm trên tay mô hình 3D đầu tiên mà bản thân ấp ủ bấy lâu”

Thầy cũng chia sẻ: “Tôi muốn chia sớt niềm vui sướng đó với sinh viên khi chính tay các em có thể tạo ra mô hình thật từ ý tưởng mình ấp ủ, có như vậy cảm giác mới thật hơn nhiều.” Tâm huyết mang lại sự hoàn hảo, nhận thấy phẩm chất ấy của sinh viên trường mình, thầy Kwon lại càng tâm huyết hơn trong công tác mang in 3D đến giảng đường trường Clemson.

in 3D Ultimaker
Đường nét thiết kế cực tỉ mỉ trong tác phẩm Kẻ Săn Mồi của thầy Insun


“Đẹp thôi chưa đủ, còn phải tỉ mỉ” – Đó mới chính là phương châm làm việc của thầy Insun xét trên tư cách là nhà thiết kế. Để thỏa mãn phương châm ấy, thầy cần tới một loại máy in đắc lực.

Đưa ngay thiết kế ra đời thực nhờ Ultimaker

Ngày ấy, máy in nhựa quá tốn kém do chi phí nguyên vật liệu đắt đỏ làm thầy Insun đau đầu tìm thiết bị sản xuất mẫu thiết kế 3D để đáp ứng yêu cầu tỉ mỉ của mình. Chọn gắn bó với Ultimaker, thầy cuối cùng cũng tìm ra cứu cánh nhờ sản phẩm nhanh, đẹp, tiết kiệm thời gian sản xuất mà lại còn sử dụng vật liệu hợp túi tiền. Bắt đầu với máy Ultimaker 2+, giờ thầy đã thành thạo cả Ultimaker 3, cỗ máy làm việc xuyên ngày đêm, giải quyết nhanh gọn cả những mô hình phức tạp nhất!

“Dễ sử dụng, thành phẩm chất lượng cao mà hợp túi tiền – Ultimaker sinh ra là để cống hiến cho giáo dục!”

Giáo sư Kwon sử dụng đa dạng các loại vật liệu từ nhựa ABS, PLA và sợi nhựa TPU, tuy nhiên PLA có lẽ là lựa chọn phổ biến nhất. Chẳng hạn như khi được yêu cầu thiết kế mô hình một con khủng long Velociraptor đứng trên sọ của một con khủng long bạo chúa Tyrannosaurus, sinh viên trường Clemson biết chính xác những gì mình cần làm với máy Ultimaker 3 của trường.

in 3D Ultimaker
Mẫu in 3D khủng long của thầy Insun thiết kế


Ngày càng nhiều khoa tại trường Clemson đưa vào giảng dạy in 3D, từ Nghệ Thuật tới Kiến trúc và cả Sản Xuất Kỹ Thuật Số. Mặc dù chưa đạt chuẩn lớp học chính thống, giáo sư Kwon cũng rất phấn khởi khi được san sẻ niềm đam mê với chính đồng nghiệp và các em sinh viên tại trường. Thầy quan niệm “thiết kế phải đi đôi với in ấn”, có như vậy học sinh trường mới có thể làm giàu vốn kinh nghiệm và thành phẩm của mình cho công việc sau này.

in 3D Ultimaker
Một góc nhìn cận cảnh mẫu in 3D khủng long của thầy Insun


Cử nhân trường Clemson đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội việc làm!

Giáo sư Kwon luôn căn dặn sinh viên trường Clemson không được ỷ y vào tốc độ máy in mà quên rằng mô hình đẹp phải là mô hình tốn nhiều thời gian và trí lực. Lấy ví dụ mô hình gần nhất của thầy, mất 700 tiếng để sản xuất khoảng 100 phần khác nhau.

Thầy Insun khẳng định: “Tôi tin rằng nguồn tri thức in 3D sẽ mở ra hàng tấn cơ hội việc làm cho sinh viên trường.” Nhìn xa hơn một chút, thế giới dường như cũng đang dần chuyển mình sang in 3D để hướng đến tiết kiệm tiền của và trí lực hơn. Những lao động tương lai của đất nước – Sinh viên cần trang bị bộ kiến thức này cho mình ngay trước khi đặt chân vào môi trường công việc.

Nếu bạn tò mò về câu chuyện ứng dụng in 3D vào giáo dục tại các trường khác, hãy nhấp vào đường dẫn dưới đây nhé!

Ứng dụng in 3D trong giáo dục.

Rate this post