Được mệnh danh là một trong những ngôi trường cổ kính lâu đời nhất của người Thái, khoa kiến trúc danh tiếng tại trường đại học Kasetsart đến nay đã đào tạo, đóng góp cho đất nước nhiều lứa Cử Nhân và Tiến Sĩ. Tuy vậy, trong công cuộc học tập và nghiên cứu ngành kiến trúc học, mỗi sinh viên tại đây lại có một nỗi lo canh cánh – Họ cần một mô hình kiến trúc để truyền tải ý tưởng của mình đến người nghe một cách trọn vẹn mà lại tiết kiệm sức người sức của nhất. Đó là khi công nghệ in 3D phát huy tác dụng của nó!
Giảng viên cấp cao khoa kiến trúc, thầy Siradech Surit tiết lộ rằng mặc dù đa số sinh viên đã quen gia công mô hình kiến trúc thủ công, cách làm này rõ ràng cực kì tiêu tốn thời gian, tiền của, lại chẳng thể truyền tải mọi tinh hoa của chính cha đẻ đã dày công gây dựng.
Tìm ra con đường tạo mẫu kiến trúc 3D nhanh, rẻ mà lại dễ nhân rộng giờ đã là câu hỏi cho cả thầy và trò khoa kiến trúc trường Kasetsart. Thấu hiểu khó khăn ấy, lãnh đạo khoa đã mua mới 17 máy in Ultimaker 2+ và 3D nhằm phục vụ công việc học tập và nghiên cứu thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn.
Với những ưu điểm vượt trội như giá thành sản xuất rẻ, dễ dùng lại còn đưa vào ứng dụng ngay sau 3 ngày lắp đặt, ban lãnh đạo chỉ phải bỏ ra khoản phí lắp đặt rất “đáng đồng tiền bát gạo” 1654,11 USD đô la (Chưa bao gồm máy in).
Công nghệ lắp đặt của Ultimaker cho ra lò dàn máy in chưa tới 3 ngày
“Có máy in 3D của Ultimaker rút ngắn thời gian sản xuất, chúng tôi thấu hiểu rõ hơn gì sinh viên ấp ủ, đồng thời cũng giúp thầy trò tận dụng buổi học tốt nhất có thể.”
Thầy Siradech Surit, khoa Kiến Trúc, trường đại học Kasetsart chia sẻ.
Từ ý tưởng đến đời thực
Nằm trong một góc nhỏ trong phòng Chế Tạo Mô Hình Kỹ Thuật Số tại đại học Kasetsart, trên mỗi giá đỡ nhôm thiết kế theo hình chữ T là một máy, ta dễ dàng can thiệp từ xa vào quá trình sản xuất nhờ ứng dụng máy tính bảng đơn. Kèm theo đó, camera quan sát gắn đằng trước máy in 3D cho phép người dùng điều chỉnh kịp thời tấm lót từ xa. Với Ultimaker, ai cũng có thể sử dụng máy in mà chẳng cần rời bàn!
Quá trình lắp đặt hệ thống 3D Printing cho trường đại học Kasetsart.
Thách thức từ môi trường có làm họ chùn chân?
Những vật liệu hút ẩm như polylactic axit rất dễ hỏng nếu không được bảo quản kỹ, nhất là dưới tiết trời Thái Lan ẩm ướt quanh năm. Do vậy, lãnh đạo khoa đã rất sáng tạo đưa vào sử dụng hệ thống kiểm soát môi trường. Hệ thống này giữ cho vật liệu thô ở trạng thái tốt nhất nhờ loại bỏ hoàn toàn độ ẩm môi trường xung quanh mà còn cả mùi máy móc từ máy in.
Cùng sử dụng, chẳng lo chờ đợi
Theo cấu hình hiện tại, dàn máy tại trường đại học Kasetsart có thể đáp ứng 16 người sử dụng cùng một lúc dựa trên hệ thống đặt chỗ. Giả dụ ban lãnh đạo khoa có muốn mở rộng dàn máy trong tương lai, chỉ cần lắp đặt thêm một camera quan sát và một máy tính bảng đơn vào mỗi máy in, rồi hòa mạng vào hệ thống chung là ổn.
Trên cả lợi ích nội bộ, dàn máy in 3D cũng giúp khoa kiến trúc trường Kasetsart tổ chức thành công nhiều khóa huấn luyện tới những người yêu công nghệ vào mỗi thứ 7 thứ hai hàng tháng. Nhờ đó, kiến tạo nhiều giá trị cho cộng đồng hơn!
Bí quyết mang lại tiếng vang cho dàn máy không chỉ gói gọn trong ngành kiến trúc học, mà còn là vật lý và kiểm định mô hình tham số học.
Chia sẻ về trải nghiệm của đối tác đang hoạt động trong ngành giáo dục như trường đại học Kasetsart, đội ngũ kỹ thuật của Ultimaker luôn sát cánh hỗ trợ từ những ngày đầu, từ xác định sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng, giao hàng, lắp đặt, chế độ hậu mãi và cả hỗ trợ kĩ thuật.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về câu chuyện trên hay có câu hỏi gì về công nghệ của Ultimaker, hãy đừng ngần ngại liên lạc với In3DS nhé!