Nhận thấy nhiều em sinh viên có năng khiếu thiết kế mô hình 3D và sử dụng phần mềm CAD, giáo sư Vicente Gasco đã tạo điều kiện cho các em tiếp cận với công nghệ in 3D mới nhất.

Sứ mệnh lan tỏa tinh hoa công nghệ trong cộng đồng

Tọa lạc tại Guaynabo, Puerto Rico và là một tổ chức giáo dục bậc đại học phi lợi nhuận, trường cao đẳng đại học Atlantic định hướng trang bị cho sinh viên những kiến thức mới nhất về thế giới công nghệ. Tự hào là trường đại học duy nhất tại Puerto Rico đào tạo tấm bằng cử nhân Thiết Kế và Lập Trình Trò Chơi Điện Tử, trường gặt về tiếng thơm khi chiếm tới 75% lực lượng lao động trong lĩnh vực trò chơi điện tử của đảo quốc này. Bên cạnh đó, luôn theo sát từng bước chuyển mình của công nghệ để cung cấp những lãnh đạo tương lai cho xã hội, trường cao đẳng đại học Atlantic sẽ mở các lớp tìm hiểu về công nghệ in 3D trong thời gian tới.

in 3D Ultimaker

Hai học sinh Zohary Oquendo và Bryan Berdecia in 3D thành công các phần nội tạng thân thiện với trẻ nhỏ để phục vụ cho môn giải phẫuẢnh: Joshua Montalvo

Không chỉ giảng dạy về kiến tạo mô hình thủ công, thầy Vicente còn cố gắng đưa vào chương trình giảng dạy cả những khía cạnh trong lĩnh vực sản xuất bồi đắp. Nhờ vậy, sinh viên của thầy có cơ hội nghiên cứu phần mềm, phần cứng và ứng dụng in 3D trên cả máy tính xách tay và máy công nghiệp.

“Huấn luyện các em sinh viên sử dụng máy in theo tôi là điều bức thiết hơn bao giờ hết. Điều này đòi hỏi các trường phải cung cấp trang thiết bị vật chất hiện đại để các em hoàn thành bài đúng hạn và đạt chất lượng.”

Tiếp thu nguyện vọng “học đi đôi với hành” từ phía các em sinh viên, thầy Vicente đều đặn cho lớp làm bài kế hoạch trong vòng một tháng để dạy về quá trình sản xuất bồi đắp, trong suốt thời gian ấy, sinh viên cần thực sự chăm chút từ những viên gạch đầu tiên. Thông qua những khái niệm mới học như “tạo mẫu lặp” hay “chế tạo bằng kỹ thuật số”, sinh viên sẽ tự thấy rõ tầm quan trọng của công nghệ in 3D, từ đó tìm tòi khai thác sức mạnh của máy in 3D Ultimaker đưa vào bài dự án. Đó mới chính là mục đích cuối cùng của thầy Vicente!

Với Ultimaker, đặt lòng tin, nhận chất lượng

Thầy Vicente đến nay đã có trong tay 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực in 3D, bởi vậy ngay khi nhận được đề xuất mở một phòng thí nghiệm FabLab, phía nhà trường hoàn toàn đồng ý với thầy rằng nó sẽ tạo động lực cho các em học sinh tìm tòi hơn. Như thầy Vicente đã đính chính, chính danh tiếng và giao diện thân thiện với người dùng của Ultimaker đã thuyết phục được thầy đưa in 3D vào chính ngôi trường mình gắn bó.

“Bảo trì nhanh, sử dụng gọn, đáng tin cậy rõ ràng là yếu tố tiên quyết trở thành ông trùm ngành công nghiệp, hãy nhìn vào Ultimaker, họ có tất cả phẩm chất ấy!”

Theo thời gian ngành công nghiệp in ấn dần thay da đổi thịt, thầy Vicente lại càng thấy rõ nhu cầu bức thiết ứng dụng máy in vào giáo dục. Theo thầy, trong một lớp mà em nào cũng ham học thì máy in rất có ích để hoàn thiện mẫu thiết kế cũng như in ấn số lượng lớn.

in 3D Ultimaker

Dụng cụ ăn uống thông minh cho bệnh nhân gặp khó khăn về kĩ năng vận động tinh của sinh viên Steven Arroyo.

in 3D Ultimaker

Giá đỡ sạc điện thoại Samsung Galaxy S6

Để hỗ trợ dự án của sinh viên, thầy Vicente đã mua về hai máy in Ultimaker 2 rồi nâng cấp lên thành Ultimaker 2+ với nhiều tính năng hơn. Trong tương lai, thầy ấp ủ bổ sung vào bộ sưu tập máy in Ultimaker 3, in còn nhanh gấp đôi!

Giải pháp tiết kiệm thời gian và tiền của

Trong quá trình ứng dụng máy Ultimaker 2+ để sản xuất hình dạng hữu cơ và thiết kế nhân vật, sinh viên trường Atlantic còn khám phá ra rằng máy có thể nâng giá đỡ và vật mẫu kích thước lớn. Mặc dù đa số sinh viên vẫn ứng dụng vật liệu nhựa PLAABS trong in ấn, thầy Vicente cũng cố gắng đa dạng hóa sang các vật liệu khác như PET. Bên cạnh đó, thầy cũng rất nóng lòng “lên đời” máy Ultimaker 3 để sử dụng các loại hóa chất phụ trợ khác như PVA, vừa giúp mô hình dẻo dai hơn lại còn tiết kiệm thời gian. Bạn có biết để đáp ứng nhu cầu ham học hỏi của thầy và trò trường Atlantic, đôi khi máy in tại đây chạy thâu đêm tới 4-5 ngày một tuần?

“Đừng cứ mãi kè kè kiểm tra máy in, bạn sẽ tiết kiệm được khối thời gian làm việc khác đấy.”

Tiết kiệm thời gian và tiền của là hai trong số lợi ích lớn mà máy in 3D mang lại, đẩy nhanh tiến độ dự án trong lớp học hơn. Bên cạnh đó, thành phẩm của Ultimaker cũng rất bền, bề mặt bám dính tốt giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, đó là điều người tiêu dùng đúc kết qua quá trình gắn bó với Ultimaker. Chính những lợi ích trên đưa đến thành phẩm với chất lượng vượt xa đối thủ.

in 3D Ultimaker

Khối rubik dành cho người khiếm thị của sinh viên Ramphis Rios

Cùng chung tâm trạng, nhiều em học sinh và giảng viên trường Atlantic rất nóng lòng trên tay máy in 3D Ultimaker, đặc biệt là thầy cô khoa Thiết Kế Đồ Họa và Hoạt Hình. Để hưởng ứng tinh thần đưa 3D vào học tập và nghiên cứu, nhà trường cũng rất sẵn lòng tài trợ toàn bộ chi phí in ấn cho tất cả dự án của sinh viên.

Nâng cao vị thế các nhà giáo dục cộng đồng

Vicente đã có cơ hội chiêm ngưỡng rất nhiều thành phẩm ấn tượng từ dự án nhà trường phát động, điển hình là một em sinh viên chế tạo ra thiết bị tay giả cho hàng xóm bị viêm khớp, đặc biệt ngón tay này bền, sử dụng chất liệu nhựa đáng tin cậy và đem lại cảm giác cầm nắm tốt. Không đơn giản là hiểu sâu về kiến thức sản xuất bồi đắp trong quá trình thiết kế và in ấn, bạn ấy còn lan tỏa rằng tính thực tiễn của thứ chúng ta đã học mới là quan trọng nhất.

“Tôi tin rằng in 3D đem lại cảm giác thật, kinh nghiệm thực tiễn, từ đó sinh viên sẽ có định hướng rõ ràng về sự nghiệp của các em, đặc biệt khi làm việc theo nhóm.”

Làm việc theo nhómphân chia công việc là hai mảnh kinh nghiệm quan trọng cần học ở trường, đó là khi các em có quyền thử nghiệm và mắc sai sót khi thiết kế. “In 3D dạy sinh viên đặt lòng tin vào thiết kế của mình, để cuối cùng các em sẽ hiểu rằng mô hình hay phải là mô hình được sinh ra nhiều lần.” Để sánh kịp với tốc độ phát triển nhanh như thổi của công nghệ in 3D, thầy Vicente hi vọng truyền cảm hứng học tập đến nhiều em học sinh hơn để cùng nhau, họ tạo nên nhiều tuyệt tác hơn.

in 3D Ultimaker

Tay giữ điện thoại cho người ngồi xe lăn của bạn Gustavo Agosto

Lập trình 3Dgiá trị cốt lõi của sản xuất bồi đắp. Thầy Vicente tiết lộ rằng tới 95% dự án của sinh viên trường triển khai dựa trên kĩ thuật mô hình hóa 3D. Không chỉ sử dụng công cụ Ultimaker Cura, các em cũng hướng đến Maya, Rhino, Fusion 360, ZBrush và Meshmixer. Một khi các em cụ thể hóa ý tưởng của mình đến thành phẩm, sinh viên sẽ nhận ra chúng đều là những vật liệu cực hữu ích trong quá trình in ấn.

Dù háo hức về viễn cảnh tương lai của công nghệ in 3D, thầy Vicente cũng băn khoăn về vấn đề cách truyền tải kiến thức, phương pháp tới các em sinh viên. Thầy hi vọng rằng chỉ có sức mạnh cộng đồng mới có thể lan tỏa in 3D vào từng trường, đưa nó phát triển mạnh hơn nữa.

Bạn băn khoăn liệu có nhiều trường khác cũng áp dụng in 3D trong dạy và học? Hãy bấm ngay đường dẫn bên dưới nhé!

Ứng dụng in 3D trong giáo dục.