Theo Jessica Joosse – người đang theo học thạc sĩ ngành thiết kế công nghiệp, cuộc cách mạng công nghiệp thế giới thứ tư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành thời trang và dệt may. Máy in 3D Ultimaker được xem là một công cụ hoàn hảo để nắm bắt và khám phá các tiềm năng mà cuộc cách mạng này mang lại.
Jessica đã phát hiện ra công nghệ in 3D khi còn là sinh viên tại Đại học Công nghệ Eindhoven, cô nhận ra được lợi ích của việc nhanh chóng biến ý tưởng thiết kế thành những sản phẩm thực tế. Mục tiêu của cô là tạo ra các sản phẩm thời trang cho một thị trường, nơi mà người tiêu dùng có thể kết nối nhiều hơn với các nhà thiết kế và thương hiệu.
Như Jessica nói, “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư sẽ cho phép các thương hiệu thời trang mang đến thị trường những sản phẩm mang tính cá nhân hơn, bằng cách ứng dụng các phương thức mới vào sản xuất như công nghệ in 3D và dữ liệu từ body scan (quét cơ thể).”
Quần áo in 3D
Kết quả là một sự kết hợp của các thiết kế dệt truyền thống với các dây kéo in 3D, nút hoặc hoa văn; bên cạnh các sản phẩm được in hoàn toàn bằng công nghệ 3D.
Quá trình bắt đầu với việc nghiên cứu về chất liệu vải nào sẽ phù hợp cho in 3D. Sau đó, khi chất liệu đã được chọn, nó sẽ được đưa trực tiếp vào tấm dựng và được cố định bằng băng hoặc kẹp. Để đạt được độ chính xác mà cô ấy cần, Jessica sử dụng một ứng dụng AR (thực tế tăng cường) để định vị chính xác vùng quần áo sẽ được in trên tấm dựng.
Đối với các thiết kế lớn hơn, chất liệu vải có thể được thay đổi và bản in mới được thực hiện trên một vùng khác. Điều này giúp khắc phục những hạn chế về khối lượng in của máy in 3D.
Những tiềm năng mới trong thiết kế
Jessica sử dụng công nghệ in 3D để đạt được sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và tính năng. Các mẫu hình và lớp kết được thêm vào quần áo bằng máy in 3D cũng có thể phục vụ những mục đích thực tế hơn, như vòng đai và khóa kéo.
Giống như khi in trên các loại vải như cotton và denim, Jessica cho biết in 3D cũng có thể kết hợp được với vải tổng hợp. Sử dụng các vật liệu in 3D bán dẻo (semi-flexible), bao gồm TPU 95A và DSM’s Arnitel sẽ cho phép những thiết kế in có khả năng uốn cong tốt hơn, phù hợp với các mẫu hình.
Việc kết hợp các phương pháp và vật liệu mới này đồng nghĩa với việc Jessica có thể tạo ra các thiết kế không thể thực hiện một cách dễ dàng trên bất kỳ phương pháp nào khác. Jessica cho biết “Máy in 3D Ultimaker có thể biến mọi thứ tôi tưởng tượng thành sự thật. Nếu chỉ với một chiếc máy may, bạn sẽ không thể làm được”.
Cùng với người bạn học tên Fabienne van der Weiden, Jessica đã thành lập Labeledby, một công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang để giúp họ đổi mới phương thức sản xuất. Và đối với dự án này, Ultimaker đóng góp một phần rất quan trọng!
Để xem thêm các nghiên cứu và thiết kế tuyệt vời của cô ấy, bạn có thể theo dõi Jessica trên Instagram.